Cách Viết sơ yếu lý lịch chuẩn nhất 2021
Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch là tờ khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… của ứng viên cho nhà tuyển dụng. Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc cần có trong .
Sơ yếu lý lịch thường bị nhầm lẫn với CV (Curriculum Vitae) xin việc. Tuy nhiên Sơ yếu lý lịch thường mang tính bao quát và chứa nhiều thông tin hơn một mẫu CV thông thường. Sơ yếu lý lịch có cả thông tin về nhân thân và các thông tin thiên về tiểu sử trong khi đó CV xin việc thì tập trung vào các thông tin về kinh nghiệm làm việc và các hoạt động cụ thể, giải thưởng của ứng viên.
Sơ yếu lý lịch bao gồm những nội dung gì?
Mẫu sơ yếu lý lịch cơ bản bao gồm các thông tin sau:
- Ảnh 4x6, các thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, tạm trú,...
- Quan hệ gia đình: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi ở, nơi công tác của bố, mẹ, anh chị em ruột, vợ (chồng).
- Tóm tắt quá trình học tập, làm việc: thời gian, nơi công tác, chức vụ, bằng cấp liên quan.
- Chữ ký, xác nhận của địa phương.
-
Cách làm sơ yếu lý lịch
Cách viết sơ yếu lý lịch theo mẫu có sẵn
Cách điền phần tiểu sử/thông tin cá nhân
Phần này bao gồm:
- Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán. Các bạn chỉ cần điền những thông tin này theo chứng minh nhân dân ngay cả khi ngày sinh của bạn trên thực tế khác chứng minh thì bạn vẫn nên điền theo chứng minh thư. Lưu ý khi viết tên cần phải viết chữ in hoa toàn bộ họ và tên.
- Thành phần bản thân hiện nay: ghi rõ theo nghề nghiệp của bạn trí thức, công nhân, nông dân, công chức....
- Dân tộc: Khai chính xác dân tộc của mình, nếu là con lai thì ghi rõ quốc tịch của bố mẹ
- Tôn giáo: ghi tôn giáo bạn đang theo nếu không có tôn giáo thì ghi rõ “Không”
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: các thành phần bao gồm cố nông (nông dân nghèo thời xưa, không có ruộng đất phải đi làm thuê), bần nông (nông dân nghèo vẫn có ít ruộng đất), trung nông (có ruộng đất và công cụ sản xuất không cần đi làm thuê), địa chủ, công chức, viên chức.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: có thể điền nông dân, công nhân, viên chức, công chức, chủ doanh nghiệp, trí thức…
-
Cách điền phần quê quán
Với phần quê quán bạn sẽ cần điền 3 thông tin:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi chính xác theo sổ hộ khẩu.
- Nơi ở hiện tại nếu trùng với địa chỉ trên hộ khẩu thì ghi theo sổ hộ khẩu nếu không trùng thì bạn ghi chính xác thông tin từ số nhà, tên đường, tên phường, tên quận/huyện/thành phố và tính.
- Nguyên quán bạn chỉ cần ghi theo quê quán của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng.
Cách điền phần nhân thân
Bạn điền đầy đủ họ tên theo chứng minh thư/giấy khai sinh của những người thân trong gia đình. Với những câu hỏi như Trước cách mạng tháng Tám làm gì, bạn khai nghề nghiệp của người thân, nếu còn nhỏ hoặc chưa ra đời thì ghi rõ “Còn nhỏ” hoặc “Chưa ra đời”.
-
Cách điền sơ yếu lý lịch cho người đi làm
Với người đi làm, khi khai sơ yếu lý lịch cần chú trọng vào các phần sau:
- Trình độ văn hóa: nếu tốt nghiệp THPT bạn ghi 12/12, tốt nghiệp đại học bạn ghi Cử nhân, Cao học ghi Thạc sỹ/Tiến sĩ. Nếu tốt nghiệp hết cấp 2 bạn ghi Tốt nghiệp THCS. Nếu bạn chưa từng qua trường lớp nào thì có thể bỏ trống phần này.
- Trình độ ngoại ngữ: bạn có thể ghi theo các mức độ: Cơ bản, Trung cấp, Cao cấp
- Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: ghi nghề nghiệp hoặc chuyên ngành/nghề bạn được đào tạo
- Quá trình hoạt động của bản thân: phần này bạn cần chọn lọc thông tin, nếu tóm tắt những hoạt động/kinh nghiệm phù hợp với công việc ứng tuyển
- Khen thưởng: ghi ngày tháng, giải thưởng
- Kỷ luật: thông thường bạn sẽ bỏ qua phần này