Dân IT - Không "Code” Thì Có Thể Làm Nghề Gì?
Không thể phủ nhận rằng công nghệ là ngành công nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường và cả trong tương lai dài. Chính vì vậy, cơ hội và nhu cầu việc làm ở lĩnh vực công nghệ chưa bao giờ là ngừng “hot hit”. Thế giới không nghệ không chỉ giới hạn ở ngành lập trình, và thế giới lập trình cũng không chỉ giới hạn ở việc viết code. Nếu bạn đang muốn trở thành một phần của công nghệ và lập trình, nhưng đã quá “chán” với việc viết code thì bài viết sau đây của Jobstack Vietnam về “những nghề nghiệp dành cho dân IT mà không cần phải viết code” chắc chắn dành cho bạn.
Nguồn ảnh: Jobstack Vietnam
- Quản lý dự án (Engineer/Project Manager)
Một dự án thành công không chỉ phụ thuộc vào sản xuất tốt, mà còn phải đầu tư vào các khía cạnh về truyền thông, đối tác, khách hàng, vv. Mặc dù việc quản lý sẽ không cần phải “đụng: đến code, song một người quản lý dự án lập trình/công nghệ cũng cần có những kiến thức cơ bản về coding. Đây là công việc phù hợp cho những lập trình viên có khả năng giao tiếp tốt, quản lý nhân lực tốt và có khả năng phân tích, đàm phán trong kinh doanh.
>>> Xem thêm: Nhảy việc: Cần cân nhắc những điều gì trước khi đổi việc?
- Nhà phân tích kinh doanh (Business Analysis)
Công việc của các nhà phân tích kinh doanh là nghiên cứu hệ thống công nghệ thông tin, quy trình và chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của công ty, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhằm đề xuất cho doanh nghiệp những giải pháp tối ưu, giúp cân bằng nguồn lực, chi phí và hiệu quả công nghệ.
- Tiếp thị và bán hàng (Marketing & Sales)
Nguồn ảnh: Jobstack Vietnam
Là một lĩnh vực phát triển, kinh doanh phần mềm và các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin cũng là một thị trường lớn với nhiều tiềm năng. Là một lập trình viên, một gợi ý khi “thôi gõ code” cho bạn là tiếp thị sản phẩm phần mềm. Công việc này không yêu cầu sử dụng nhiều kỹ thuật trong lập trình, thay vào đó kỹ năng giao tiếp và bán hàng là không thể thiếu. Nếu bạn là một lập trình “giỏi ăn nói” và yêu thích công việc bán hàng, hãy tìm hiểu thêm về lĩnh vực này nhé!
>>> Xem thêm: Câu Chuyện Làm Trái Ngành Lập Trình. Thách Thức Và Cách Vượt Qua
- Thiết kế giao diện (UI/UX Designers)
Nếu bạn có niềm đam mê với website và có gu thẫm mỹ tốt, thì thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) là một hướng đi tuyệt vời. Đây là công việc liên quan nhiều đến công nghệ mà không cần mã hóa. Bằng cách phát triển các wireframe và mockup cho website và sản phẩm, nhằm tối đa hóa trải nghiệm người dùng, tạo cho người dùng sự hài lòng và trải nghiệm hoàn hảo khi truy cập website.
Để có được những kỹ năng cần thiết, bạn nên theo học những khóa đào tạo về UI/UX Design, đặc biệt các UI Designer phải có nền tảng cơ bản về HTML và CSS. Đồng thời, bạn cũng nên rèn luyện kỹ năng thiết kế đồ họa, sáng tạo nội dung chữ, tâm lý học, và những yếu tố bổ sung khác trong nghề.
- Người viết blog, tạo vlog (Vlogger/Blogger)
Ngành công nghệ phát triển dẫn đến bùng nổ nội dung trên nhiều phương diện truyền thông. Bạn có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm coding cũng như quá trình làm nghề lập trình, hoặc thậm chí ghi lại cuộc sống hằng ngày của bạn dưới dạng viết, lời nói hoặc quay video và chia sẻ thông qua đa dạng các công cụ truyền thông như Website, Youtube, Facebook, Instagram, Linked, Spotify, v.v. Làm content đòi hỏi ở bạn sự am hiểu rộng lớn, sự kiên nhẫn, sáng tạo, cập nhật xu hướng xã hội, và các kỹ năng SEO, cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh và video.
- Kiểm tra chất lượng phần mềm (Software Quality Tester - SQT)
SQT là người kiểm tra chất lượng phần mềm trước khi đưa vào sử dụng trên thị trường, đảm bảo phần mềm được hoạt động hiệu quả bằng cách chạy qua một loạt các chức năng và các tình huống có thể diễn ra của phần mềm/ ứng dụng, kiểm tra tính năng và phát hiện lỗi phần mềm đang mắc phải. Công việc của một tester có thể đem lại cho bạn những trải nghiệm phần mềm mới, đặc biệt phù hợp với những cá nhân yêu thích trải nghiệm trò chơi điện tử. Song, đây cũng là một ngành nghề với sự cạnh tranh cao trong ngành IT, đòi hỏi nhiều kỹ năng về kiến thức phần mềm, kinh nghiệm, cũng như khả năng phát hiện và xử lý tình huống tốt.
>>> Xem thêm: Career Break cho lập trình viên – Rủi ro nhưng đáng thử!
Lời kết
Cho dù là bất cứ nghề gì cũng sẽ luôn có nhiều “cánh cửa” mở ra cho bạn. Dù viết code hay không đụng đến code, đòi hỏi chúng ta một kiến thức vững chắc về coding và lập trình. Vì vậy, đừng quên tự đầu tư cho mình thật nhiều kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi và giữ “một cái đầu lạnh”, “một tinh thần thép” để đối mặt hiệu quả với những thử thách không thể thiếu trong công việc bạn nhé! Jobstack Vietnam hy vọng các lập trình viên qua bài viết này sẽ tìm được công việc phù hợp với bản thân và sở thích của mình!