Nền Tảng Low-Code Là Gì? Tại Sao Đây Là Tương Lai Của Lập Trình?

Jobstack | Feb 24, 2022

 

Low-code đang là xu hướng trong những năm gần đây và chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp phần mềm. Hiện nay, các doanh nghiệp đã ứng dụng Low-code trong xây dựng ứng dụng và sản phẩm một cách nhanh chóng. Nền tảng này hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2022. Thế nên, hãy cùng JobStack Vietnam tìm hiểu Low-code là gì và tại sao đây lại là tương lai của lập trình.

Nền Tảng Low-Code Là Gì? Tại Sao Đây Là Tương Lai Của Lập Trình?Nguồn ảnh: JobStack Vietnam

Low-code là gì?

Low-code hay nền tảng phát triển mã thấp là khả năng xây dựng ứng dụng nhanh chóng với số lượng code tối thiểu. Tuy nhiên, Low-code thường yêu cầu lập trình viên có hiểu biết về viết mã để có thể dễ dàng sử dụng nền tảng. 

Sự xuất hiện của Low-code cho phép những người có ít kỹ năng lập trình tạo và phát triển phần mềm mà không cần code quá phức tạp. Đây là cách các developer thuộc mọi cấp độ nhanh chóng thiết kế ứng dụng bằng thao tác kéo và thả các framework đã được viết sẵn vào quy trình làm việc.

Nền Tảng Low-Code Là Gì? Tại Sao Đây Là Tương Lai Của Lập Trình?Nguồn ảnh: Towfiqu barbhuiya - Unsplash

Nền tảng này đã trở nên phổ biến nhờ tính ứng dụng cao và sự nhanh chóng, tiện lợi. Đây có thể được xem là giải pháp thay thế cho quy trình phát triển phần mềm truyền thống.

>> Đọc thêm về Fintech Và Triển Vọng Nghề Nghiệp Trong Năm 2022

Lợi ích và bất lợi của nền tảng Low-code

Lợi ích Bất lợi

Phát triển ứng dụng/phần mềm nhanh chóng: Nền tảng Low-code cung cấp công cụ giúp developer lặp lại và chỉnh sửa với chức năng kéo, thả cũng như các đoạn code viết sẵn. Từ đó, tốc độ phát triển ứng dụng và phần mềm đã tăng một cách đáng kể.

Tốc độ: Đây vừa là lợi ích và bất lợi của các nền tảng Low-code. Tốc độ xây dựng ứng dụng hay phần mềm tăng cao nhưng chất lượng của sản phẩm đôi khi không được đảm bảo. Nếu quá tập trung vào rút ngắn thời gian, lập trình viên có thể không đáp ứng được những yêu cầu chi tiết của khách hàng.

Tự động hóa quy trình phát triển phần mềm:

Low-code cho phép các lập trình viên xây dựng sản phẩm qua 7 bước đơn giản thay vì 16 bước thông thường. Ngoài ra, sử dụng các công cụ tích hợp có sẵn và khả năng truy cập API giúp tự động hóa hầu như bất kỳ quy trình kinh doanh kỹ thuật số nào.

Sự ràng buộc giữa doanh nghiệp với nền tảng Low-code: Việc sử dụng Low-code để tạo ra sản phẩm đã vô tình trói buộc doanh nghiệp với dịch vụ của nền tảng này. Do đó, khi cần sử dụng tính năng không có sẵn và cần các code tùy chỉnh thì phải trả phí. Điều này sẽ khiến việc xây dựng phần mềm trở nên tốn kém hơn.
Hiệu suất làm việc tăng: Bằng cách tự động hóa quy trình xây dựng phần mềm, lập trình viên có thể hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hơn. Khả năng bảo mật: Khi xây dựng  Low-code thì doanh nghiệp không có quyền kiểm soát dữ liệu. Nếu nền tảng lập trình viên đang sử dụng bị hack thì ứng dụng của họ cũng sẽ bị tấn công và có nguy cơ rò rỉ hoặc mất dữ liệu.
Rủi ro thấp trong khi ROI cao: Sử dụng nền tảng được tích hợp dữ liệu có sẵn giúp doanh nghiệp bảo mật sản phẩm tốt hơn và rò rỉ thông tin thấp.  
Khả năng điều chỉnh và thay đổi nhanh chóng: Các nền tảng Low-code cho phép lập trình viên điều chỉnh phần mềm nhanh chóng và đơn giản.  

>> Đọc thêm về Metaverse - Tương Lai Của Kỷ Nguyên Số (P1): Metaverse Là Gì Và Tất Cả Những Điều Bạn Nên Biết

Low-code sẽ là tương lai của lập trình?

Hiện nay, nền tảng Low-code đang được các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng ứng dụng cũng như đơn giản hóa quy trình phát triển phần mềm. 

Nền Tảng Low-Code Là Gì? Tại Sao Đây Là Tương Lai Của Lập Trình?Nguồn ảnh: Freepik

Thông qua việc tự động hóa quy trình, Low-code giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi tăng trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, nền tảng này còn cho phép các lập trình viên điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với yêu cầu của khách hàng một cách dễ dàng. 

Với những lợi thế nổi bật và sự tiện dụng trong xây dựng ứng dụng, các nền tảng Low-code được dự đoán sẽ là tương lai của lập trình.

Lời kết

Bài viết này đã tóm tắt lại Low-code là gì và những lợi thế, bất lợi nổi bật nhất của nền tảng này. Nếu bạn có những thông tin thú vị nào về Low-code, đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ với JobStack VietNam nhé. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn cập nhật được xu hướng mới về công nghệ trong năm 2022. Nếu muốn tìm hiểu thêm về kiến thức IT, hãy theo dõi JobStack Vietnam nhé!

Back to blog page

Jobs you maybe interested in

Technical Lead (Javascript)

Ho Chi Minh City
Full-time
Posted 3 years ago

Fullstack Java Developer (Spring/ Angular) - Senio...

Spring
Ho Chi Minh City
Full-time
Posted 2 years ago

Project Manager

Ho Chi Minh City
Full-time
Posted 3 years ago
View More
Business License No.: 0316825085
Headquarter @ Floor 4, 22 Ly Tu Trong, Ben Nghe Ward, Disitrct 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
Hotline: 028 22 11 44 54
Email: contact@jobstack.vn
Version production-2.3.1